THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQVN XÃ
Họ tên
|
Ngày sinh
|
Chức vụ
|
SĐT/ Email
|
Hồ Quốc Khánh
|
05/7/1977
|
BT Đảng ủy
|
0979.333.025
|
Lê Hoàng Việt
|
20/10/1983
|
CT UBND
|
0164.979.6395
lehoangviettraleng@gmail.com
|
Lê Thị Thu Hằng
|
24/4/1975
|
PBT Đảng ủy
|
0987.323.673
lehang482@gmail.com
|
Lê Văn Tám
|
15/12/1962
|
CT UBMTTQ
|
0165.917.6202
|
Nguyễn Thị Tý
|
05/5/1984
|
PCT HĐND
|
0989.028.442
|
Lê Đại Lương
|
15/3/1972
|
PCT UBND
|
0163.900.3709
|
Phan Quốc Cường
|
10/6/1987
|
PCT UBND
|
0977.423.274
qcuong1006@gmail.com
|
Sau ngày tái lập huyện (Tháng 8 năm 2003), xã Trà Leng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên có một số thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội; Nhiều Chương trình, dự án mục tiêu của Chính Phủ chú trọng đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn như: Chương trình 134, 135, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã Trà Leng từng bước phát triển. Song, nhìn chung xã Trà Leng vẫn còn là một xã nghèo, tình hình kinh tế - xã hội còn thấp.
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trà Leng là xã nằm phía Bắc huyện Nam Trà My, cách trung tâm hành chính huyện gần 32Km.
- Đông giáp xã Trà Dơn.
-Tây giáp huyện Phước Sơn.
- Nam giáp huyện ĐăkGLây-Kon Tum.
- Bắc giáp xã Trà Bui-Bắc Trà My.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là: 11,653.9 ha.
Trong đó :
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 245,06 ha
+ Đất Lâm nghiêp: 8,255.69 ha
+ Đất Chuyên dùng: 85,12 ha
+ Đất ở: 8,94 ha
+ Đất chưa sử dụng: 2,958.35 ha
+ Đất nghĩa địa: 1,07 ha
+ Đất sông suối mặt nước: 99,67 ha
( Nguồn số liệu niên giám thống kê năm 2010 ).
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 8,255.69 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 5794.69 ha (trong đó rừng phòng hộ là 5,421.71 ha, rừng sản xuất là 372.98 ha), rừng trồng là 180 ha; tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 62,15%.
2. Lịch sử
Xã Trà Leng là một xã của huyện Trà My cũ. Quảng Nam.Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành nghị định số 72/2003/NĐ-CP, chia tách huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, Trà Leng trực thuộc Nam Trà My kể từ đấy.
3. Các thôn của xã
Trà Leng có tổng cộng 04 thôn và 16 nóc gồm:
+ Thôn 1: Nóc ông Tiếng, ông Tăng, ông Hiền, ông Méo.
+ Thôn 2: Nóc Tak Lâng, Tak Lẽ
+ Thôn 3: Nóc ông Khánh, ông Lục, ông Nhầy, ông Tiêu, ông Đừng.
+ Thôn 4: Nóc ông Dũng, ông Vương, ông Hương, ông Thương, ông Luyện.
4. Thực trạng kinh tế - xã hội.
+ Về sản xuất nông-lâm nghiệp: đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi theo hướng tăng cây công nghiệp. Lâu nay cây truyền thống của xã là cây quế Trà My và gần đây là cây keo, cây cau, chuối và một số cây trồng lấy gỗ khác. Việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng được chú trọng, diện tích ruộng lúa nước không ngừng tăng lên, mỗi năm khai hoang tư 01-02 ha; sản lượng lương thực cây có hạt hằng năm đạt kế hoạch đề ra. Chăn nuôi có sự phát triển, chuyển biến tích cực, tổng đàn gia súc gia cầm không ngừng tăng lên. Song khó khăn hiện nay là sản xuất chủ yếu là lúa rẫy, năng xuất thấp, diện tích ruộng lúa nước rất hạn chế, chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm cây Quế truyền thống.
+ Đặc sản: Trà Leng vốn nổi tiến với cây quế gốc Trà My, cây quê được trồng ở tất cả các hộ gia đình, ở những mảnh vườn nhỏ đến những khu vườn rộng lớn, bao phủ cả vùng đồi. Mặc dù giá quế xuống thấp so với thời kỳ trước nhưng hàng năm quế vẫn là nguồn thu chính của các hộ gia đình. Truyền thống ươm, trồng cây quế vẫn luôn được nhân dân duy trì và nhân rộng.
5. Cơ sở hạ tầng
+ Hiện tại xã chỉ có 02/4 thôn có đường ô tô vào đến trung tâm xã và một số nóc; 2/4 thôn có điện thắp sáng quốc gia; các công trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống kênh mương, hệ thống nước sinh hoạt được xây dựng mới và tu bổ thường xuyên; trụ sở làm việc xã được xây dựng năm 2006 và tiến hành sữa chữa năm 2013, trụ sở y tế được xây dựng kiên cố, Trường PTDTBT THCS Trà Leng được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia hoàn thành năm 2013; xây dựng 25 phòng học, 30 phòng ở cho giáo viên - học sinh. Toàn xã có 06 cầy treo qua sông, suốc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Song, do điều kiện xuất phát quá thấp, nên đến nay toàn xã chỉ có 07km đường nhựa, 01 km đường bê tông, hầu hết là đường đất.
6. Dân số và đời sống nhân dân
+ Toàn xã có 492 hộ với 2.170 khẩu (tính đến thời điểm 31/10/2014); Chủ yếu là đồng bào các dân tộc: dân tộc Ca dong chiếm: 0,35%; dân tộc Xê đăng chiếm: 0,2%; dân tộc Mơ nông chiếm: 98,48%. dân tộc Kinh chiếm 0,97%; Dân cư phân tán, Mật độ dân số: 18,6 người/km2;
+ Tình hình đời sống nhân dân: Đời sống đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn còn rất nhiều khó khăn; cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, làm lúa rẫy một vụ. Tình trạng đói giáp hạt còn xảy ra ở nhiều nơi. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
7. Văn hóa giáo dục
+ Toàn xã có 03 đơn vị trường học (trong đó: có 01 trường PTDTBT - THCS Bán trú cụm xã; 01 trường Tiểu học với 10 điểm dạy; 01 trường mẫu giáo với 07 điểm dạy); Đội ngũ giáo viên, nhân viên gồm 66 người; Tổng số lớp là 35; Tổng số học sinh 717 em; tổng số phòng học có 35 phòng, trong đó còn 04 phòng học tạm tranh, tre. Toàn xã đã hoàn thành chương trình phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và chống mù chữ, hoàn thành chương trình phổ cập Trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Về đội ngũ CBCC xã: Do điều kiện xã hội khó khăn, nhiều đồng chí lãnh đạo đi trước chưa được đạo tạo qua trường lớp. Tuy nhiên, từ ngày tái lập huyện, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, sự nổ lực phấn đấu của các đồng chí lãnh đạo xã. Đến nay hầu hết các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, CBCC xã đã và đang theo học các lớp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp... Đây sẽ là nguồn Cán bộ lãnh đạo có đủ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững ANQP địa phương trong thời gian đến.
+ Về phủ sóng truyền thanh - truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc: do điều kiện miền núi cao, địa hình phức tạp nên sóng phát thanh, truyền hình của đài tỉnh, đài khu vực không phủ sóng được. Vì vậy, các thôn, nóc, đồng bào chỉ sử dụng hệ thống Parabol + ti vi để theo dõi tin tức. Mạng lưới thông tin liên lạc đáp ứng được yêu cầu, mạng viễn thông Quân đội Viettel đã phủ sóng tại trung tâm xã và gần hết các thôn, nóc. Song bưu điện văn hoá xã hiện nay đã ngưng hoạt động.
+ Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường và củng cố. Chỉ tiêu huấn luyện và tuyển quân hằng năm đạt 100%. Lực lượng dự bị động viên của huyện không ngừng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng, đạt 100% so với tổng biên chế; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo tỉ lệ so với dân số; xã đã tổ chức diễn tập tác chiến khu vực phòng thủ theo cơ chế 02/BCT của Bộ Chính trị. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được thường xuyên duy trì và phát triển, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm – khoáng sản, các vùng giáp ranh với huyện bạn, tỉnh bạn.